11 tháng 6, 2014

Những thủ tục cần thiết khi đổi con dấu của các cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước

Thông tin:
(TCKT) - Thực hiện Kế hoạch số 200/KH-CATP-PC64 ngày 24/9/2013 của CATP.Hồ Chí Minh về triển khai thực hiện Thông tư số 21/2012/TT-BCA ngày 13/4/2012 của Bộ Công an quy định về mẫu dấu của các cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước; Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội - CATP (PC64) triển khai thực hiện theo trình tự và các thủ tục như sau:

- Từ nay đến hết quý I/2014: Các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, hội quần chúng, hội nghề nghiệp thuộc địa phương, cơ quan, tổ chức theo hệ thống ngành dọc hoạt động tại địa phương liên hệ Phòng PC64 (địa chỉ số 459 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1) để được đổi con dấu.

- Từ quý II/2014: Phòng PC64 tổ chức kiểm tra, rà soát và đổi con dấu cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức kinh tế do địa phương cấp phép đăng ký, cơ quan tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương, cơ quan tổ chức thuộc địa phương hoạt động ở nước ngoài (theo từng quận, huyện).

Lưu ý: Những mẫu con dấu sau đây không phải kiểm tra, rà soát do không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Thông tư số 21/2012/TT-BCA, gồm: Mẫu con dấu các cơ quan, tổ chức thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tổ chức tôn giáo; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Công an nhân dân; Quân đội nhân dân; Ban chỉ huy Quân sự các cấp; các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam. Tất cả những con dấu đã khắc mới và đổi từ ngày 15/3/2013 thì không phải đổi theo Thông tư 21/2012/TT-BCA.



1. Thủ tục đổi con dấu đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính sự nghiệp... gồm:
- Cơ quan, tổ chức có con dấu cần đổi phải có văn bản đề nghị đổi con dấu và nêu rõ lý do (ký tên, đóng dấu).
- Giấy giới thiệu kèm chứng minh nhân dân (bản chính) của người trực tiếp liên hệ với cơ quan Công an để làm con dấu.
- Quyết định thành lập (sao y thị thực).
- Điều lệ hoặc hiến chương cho phép sử dụng con dấu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với tổ chức phi chính phủ, hội quần chúng, hội nghề nghiệp).
- Giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản (đối với tổ chức báo chí, xuất bản).
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (đối với tổ chức khoa học và công nghệ).

2. Thủ tục đối con dấu đối với các loại hình kinh tế:
- Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động của các cơ quan, tổ chức (sao y thị thực).
- Cơ quan, tổ chức có con dấu cần đổi phải có văn bản đề nghị đổi con dấu và nêu rõ lý do (ký tên, đóng dấu).
- Giấy giới thiệu kèm chứng minh nhân dân (bản chính) của người trực tiếp liên hệ với cơ quan Công an để làm con dấu./.


P/s : Ngoài ra cũng cần đọc thêm điều 12 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 để biết thêm mức phạt VPHC trong việc quản lý và sử dụng con dấu!

Nguồn : Công an Tp. HCM ; Tạp chí Kế toán

Kế toán 7E
Tags:
0 Nhận Xét
G+ Nhận Xét
Nhận Xét

Đăng nhận xét