Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

03 tháng 10, 2013

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2013



Nâng mức trợ cấp cho người có công; trợ cấp nhà giáo nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên; lao động xuất khẩu bỏ trốn phạt đến 100 triệu đồng và một loạt các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2013.Ban chỉ đạo Phòng, chống khủng bố được thành lập ở 3 cấp.


Luật Phòng, chống khủng bố gồm 8 chương, 51 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/10/2013. Luật quy định nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố.

Theo quy định của Luật, Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố được thành lập ở 3 cấp: Cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh. Thành viên của Ban Chỉ đạo Phòng, chống khủng bố các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Lực lượng phòng, chống khủng bố gồm các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố và các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố. Khi khủng bố xảy ra, nhiều lực lượng có thể được huy động để xử lý vụ việc, trong đó các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân là nòng cốt...

Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng phụ cấp 1.023.000 đồng/tháng

Nghị định 101/2013/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng có hiệu lực từ 20/10/2013. Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.220.000 đồng, thay vì mức 1.110.000 đồng như tại Nghị định 47/2012/NĐ-CP hiện nay.

Cùng với việc nâng mức chuẩn, Nghị định 101/2013/NĐ-CP cũng nâng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng, trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công; trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B.

Cụ thể, thân nhân của 1 liệt sĩ sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng là 1.220.000 đồng/tháng (quy định hiện hành là 1.110.000 đồng). Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ là  2.440.000 đồng/tháng; đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên là 3.660.000 đồng/tháng (Nghị định 47/2012/NĐ-CP hiện hành chỉ quy định trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên là 1.983.000 đồng/tháng).

Bà mẹ Việt Nam anh hùng sẽ hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng theo mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ; đồng thời, được hưởng phụ cấp 1.023.000 đồng/tháng (hiện nay là 931.000 đồng).

Trợ cấp nhà giáo nghỉ hưu chưa hưởng phụ cấp thâm niên.

Theo Quyết định 52/2013/QĐ-TTg quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ trợ cấp thâm niên trong lương hưu có hiệu lực từ 15/10/2013, đối tượng áp dụng là nhà giáo nghỉ hưu đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội hoặc giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm, tàu huấn luyện của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập.

Nhà giáo nêu trên được hưởng chế độ trợ cấp khi có đủ 3 điều kiện.

Thứ nhất, có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành tại các cơ sở giáo dục công lập từ đủ 5 năm (60 tháng) trở lên.

Thứ hai, nghỉ hưu (kể cả trường hợp chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu) trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến ngày 31/5/2011.

Thứ ba, đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 1/1/2012. Trường hợp đang tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu.

Theo Quyết định, mức trợ cấp một lần bằng tiền, được xác định theo công thức: Số tiền trợ cấp = (lương hưu hằng tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp.

Trong đó, lương hưu hằng tháng là mức lương hưu đang hưởng tại thời điểm 15/10/2013.

Phụ cấp thâm niên nghề dự trữ quốc gia.

Theo Nghị định 94/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia, công chức, viên chức, có thời gian công tác tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên; quân nhân, công an nhân dân có thời gian làm công tác dự trữ quốc gia đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Người làm công tác dự trữ quốc gia nêu trên có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2013.

Được sử dụng tạm thời một phần hè, đường để trông xe.

Chính phủ ban hành Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trong đó bổ sung quy định sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông, giữ xe.Cụ thể, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Vị trí hè phố, lòng đường được phép sử dụng tạm thời có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời và phải đáp ứng đủ 3 điều kiện: 1- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; 2- Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 2 làn xe cơ giới và 1 làn xe thô sơ cho một chiều đi; 3- Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2013.

Không mặc áo phao phạt đến 200.000 đồng.

Theo Nghị định 93/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông hàng hải, đường thủy nội địa có hiệu lực từ 15/10/2013, phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.

Đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-100.000 đồng.

Lao động xuất khẩu bỏ trốn phạt đến 100 triệu đồng.

Theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH) và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.

Ngoài phạt tiền, người lao động vi phạm còn bị buộc phải về nước; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm hoặc 5 năm...

Nghị định có hiệu  lực thi hành từ 10/10/2013.

Quy định mức xử phạt hành chính về kinh doanh bảo hiểm, xổ số.

Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số có hiệu lực từ 15/10/2013, trong đó quy định cụ thể mức xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm với mức phạt lên tới 100 triệu đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi giải quyết bồi thường cho khách hàng chậm theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 60-70 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm; thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.

Vi phạm chất lượng xăng dầu sẽ bị phạt đến 2,5 lần giá trị hàng hóa.

Theo Nghị định 97/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng có hiệu lực từ 10/10/2013, hành vi gian lận về sử dụng phương tiện đo lường trong kinh doanh xăng dầu sẽ bị phạt đến 50 triệu đồng.Trong đó, với hành vi vi phạm quy định về chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường phạt tiền từ 1-1,5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đối với hành vi tồn trữ, vận chuyển xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Phạt tiền từ 1,5-2,5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đối với một trong các hành vi vi phạm: Pha trộn chất phụ gia hoặc các chất khác vào xăng dầu làm thay đổi chất lượng xăng dầu hoặc chất lượng xăng dầu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng; mua, bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng; xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, pha chế xăng dầu có chất lượng không phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Vi phạm về sở hữu công nghiệp, phạt tới 500 triệu đồng.

Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có hiệu lực từ 15/10/2013, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 250 triệu đồng, đối với tổ chức là 500 triệu đồng.

Nghị định quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân có hành vi bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ (vì mục đích kinh doanh) xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3 triệu đồng.

Phạt tiền từ 2-250 triệu đồng đối với hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3 triệu đến trên 500 triệu đồng.

Điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng.

Theo Thông tư số 125/2013/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, được thực hiện từ 14/10/2013, hỗn hợp các chất thơm và các hỗn hợp (kể cả dung dịch cồn) với thành phần chủ yếu gồm một hoặc nhiều các chất thơm này, dùng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp; các chế phẩm khác làm từ các chất thơm, dùng cho sản xuất đồ uống loại khác có mức thuế suất thuế nhập khẩu tăng từ 5% lên 8%.

Các chế phẩm hóa chất khác, dùng trong chế biến thực phẩm có mức thuế suất thuế nhập khẩu tăng từ 5% lên 6%.

Mặt hàng Natri hydrogencarbonat (natri bicarbonat), axit benzoic, muối và este của nó có mức thuế suất thuế nhập khẩu tăng từ 0% lên 5%.

Phí công bố nội dung đăng ký DN 300.000 đồng/lần .

Theo Thông tư số 106/2013/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, từ ngày 1/10/2013, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng/lần.

Tăng lệ phí thẩm định băng, đĩa ca nhạc.

Theo Thông tư 121/2013/TT-BTC, từ ngày 15/10/2013, mức thu lệ phí cấp và dán nhãn kiểm soát băng, đĩa hình có chương trình; phí thẩm định chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác được điều chỉnh tăng so với hiện hành.

Trong đó, mức thu phí thẩm định chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên các vật liệu khác, như sau: Chương trình ca múa nhạc, sân khấu ghi trên băng đĩa, mức phí là  150.000 đồng/block (Một block có độ dài thời gian là 15 phút) thay mức 70.000 đồng hiện nay.

Đối với chương trình ghi trên đĩa nén, ổ cứng, phần mềm và các vật liệu khác, trường hợp ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc, mức phí hiện tại là 700.000 đồng sẽ tăng lên mức 1.500.000 đồng/chương trình. Nếu ghi trên 50 bài hát, bản nhạc mức phí sẽ là 1.500.000 đồng/chương trình + mức phí tăng thêm là 50.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 4.000.000 đồng/chương trình. (Mức phí hiện đang áp dụng là: 700.000 + mức phí tăng thêm là 10.000/bài hát, bản nhạc; tổng mức phí không quá 2.000.000/một chương trình).

Theo Baodientu.chinhphu.vn
Không có nhận xét nào
Tags:

01 tháng 8, 2013

Các trang cá nhân trên Facebook không được tổng hợp thông tin


Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã chính thức được công bố chiều 31/7 tại Hà Nội với nhiều thay đổi so với Nghị định số 97 ban hành năm 2008. 

Nghị định 72, được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15/7 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9, định nghĩa: "Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp".

Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, giải thích với VnExpress.net: "Trước hết chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".

 Rất nhiều trang tổng hợp tin từ báo chí và các nguồn khác nhau trên Facebook.



Hiện nay, có rất nhiều blog hoặc tài khoản Facebook do cá nhân lập ra để chia sẻ tin tức thời sự, hay các bài viết về sức khoẻ, công nghệ, thời trang... mà chủ nhân của những trang đó thu thập từ báo chí để thu hút cộng đồng. "Trong thực tế có thể vẫn còn nhiều trang Facebook đang tổng hợp thông tin, các cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra xử lý. Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia, đưa lên thành của mình được. Trích dẫn phải xin phép và được đồng ý. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng bổ sung.

Một nội dung khác cũng đặc biệt được quan tâm là quản lý thông tin xuyên biên giới. "Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam", Nghị định nêu rõ.

Tuy nhiên, khi được hỏi về những hình thức xử phạt cụ thể với các trường hợp vi phạm, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay hiện Ban soạn thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn đang trong quá trình xây dựng Nghị định về xử phạt các vi phạm hành chính trong cả hai lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông - CNTT và lĩnh vực Báo chí - Xuất bản và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian gần đây.



 
Thứ trưởng Lê Nam Thắng: "Nghị định về xử lý vi phạm trên Internet đang được soạn thảo 
và sẽ trình Chính phủ thời gian tới".

"Internet là phát minh lớn của loài người, nhưng thách thức là những kẻ xấu lợi dụng thành tựu công nghệ  để vi phạm pháp luật. Trong điều kiện trên lãnh thổ từng nước thì dễ quản lý, nhưng xuyên biên giới lại là thách thức lớn. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, đăng trên cổng thông tin để công khai minh bạch, cũng như tham chiếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và tham khảo quy định của các quốc gia khác trong vấn đề quản lý dịch vụ xuyên biên giới", Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh.

Nhận định về những trang web mạo danh các lãnh đạo Đảng, nhà nước, những người nổi tiếng, Thứ trưởng cho hay Internet là một xã hội thu nhỏ, có người tốt, người xấu, có thông tin tốt, có thông tin không chính xác, lừa đảo. Việc xử lý nội dung thông tin độc hại cũng sẽ được áp dụng như trong cuộc đời thực. Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành, cơ quan báo chí cũng phải vào cuộc, đấu tranh chống lại luận điệu sai trái chứ chỉ dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.




Châu An
Theo VnExpress
Không có nhận xét nào
Tags:

28 tháng 7, 2013

Chương trình quyên góp “Vì nụ cười em thơ Bon Du Dah”

CHƯƠNG TRÌNH QUYÊN GÓP “VÌ NỤ CƯỜI EM THƠ BON BU DAH”


Các bạn thân mến!

“Cộng đồng tạo nên sức mạnh” là tiêu chí hoạt động của Webketoan. Công đồng phục vụ cho cá nhân, cá nhân góp sức tạo nên cộng đồng mạnh mẽ và đoàn kết. Chương trình từ thiện định kỳ hàng năm của Webketoan / CLB Anh Em Tôi là một trong những hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các thành viên có thêm cơ hội chung tay vì cộng đồng. Chương trình luôn nhắm tới những địa chỉ thật sự khó khăn và cụ thể, do đại diện anh chị em BQT của Webketoan trực tiếp khảo sát.

Địa chỉ năm nay chương trình nhắm tới là Bon Bu Dah. Bon (thôn) này ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Sinh sống ở Bon Bu Dah đa số là người dân tộc M’Nông. Cuộc sống của đồng bào rất khó khăn, thu nhập bình quân chỉ 400.000 đồng/người/tháng, thậm chí có hộ thu nhập chỉ có 200.000 đồng/người/tháng.

Chúng tôi muốn thông qua chương trình này trao tặng học bổng cho các em nghèo nhân dịp đầu năm mới và tặng quà cho một số hộ rất nghèo trong bon. Ngoài ra, chương trình còn phối hợp với đơn vị khác đến khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho đồng bào.

Chúng tôi biết rằng tình hình kinh tế đang rất khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, một miếng khi đói bằng một gói khi no. Không phải ủng hộ thật nhiều tiền mới là đóng góp. Chỉ cần mỗi thành viên ủng hộ 50.000 đồng (không phải là quá lớn đối với phần lớn chúng ta) và chỉ cần 1/10 độc giả ủng hộ, chương trình sẽ có được 50 triệu đồng. Đây là một món quà rất lớn đối với các em nhỏ và đồng bào nghèo ở Bon Bu Dah.

Các bạn đừng ngại, hãy liên hệ với chúng tôi nhé. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận tất cả: nhu yếu phẩm (mì gói, gạo, dầu ăn, xà bông,…), vật dụng đã qua sử dụng (quần áo cũ, chăn màn, nồi xong, chén đũa,…). Nếu các bạn không có thời gian hoặc không tiện di chuyển, chúng tôi sẽ có thành viên đến tận nơi thu nhận.

Để tìm hiểu thêm chi tiết hơn về chương trình, các bạn có thể truy cập bài viết tại diễn đàn hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Bài giới thiệu chương trình quyên góp “vì nụ cười em thơ Bon Du Hah” trên diễn dàn Webketoan.
Trân trọng cảm ơn các bạn.

CLB Anh Em Tôi Webketoan
Không có nhận xét nào
Tags:

10 tháng 7, 2013

Chì chiết vợ sẽ bị phạt ít nhất một triệu đồng

Bộ Công an đề xuất, người đuổi vợ ra khỏi nhà vào ban đêm hay lúc trời mưa gió sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến một triệu đồng; nếu thường xuyên lăng mạ, chì chiết mức tiền tăng thêm 500.000 đồng. 
 Ảnh minh họa (Nguồn : Internet)
Bộ Công an vừa phát đi bản dự thảo mới nhất Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
 
Theo đó, người bắt thành viên trong gia đình nhịn ăn, nhịn uống, mặc rách, chịu rét sẽ bị phạt tiền từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Việc bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ cũng bị phạt tương tự. 
 
Người thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó hoảng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần; ép buộc xem, nghe, đọc văn hóa phẩm đồi trụy, kinh dị cũng bị phạt từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Người chửi bới, chì chiết thành viên trong gia đình sẽ bị quy vào nhóm hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự và bị phạt từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng. Nếu tiết lộ và phát tán tư liệu thuộc bí mật đời tư thì mức phạt tăng thêm 500.000 đồng.

Hành vi cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý như cấm ra khỏi nhà, không cho làm việc, không tiếp cận thông tin đại chúng sẽ bị phạt 100.000 đồng - 300.000 đồng. Mức này cũng áp dụng với người theo dõi theo dõi thành viên gia đình vì lý do ghen tuông gây tổn hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của nạn nhân.
  Ảnh minh họa (Nguồn : Internet)

Ai buộc thành viên trong gia đình phải chứng kiến cảnh sinh hoạt tình dục, ép uống thuốc kích dục, cưỡng ép thực hiện các hành động khiêu dâm sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến một triệu đồng. Đặc biệt người "có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng mà vợ hoặc chồng không muốn" cũng bị xử lý cùng mức.


Mức phạt 500.000 đồng đến một triệu đồng cũng áp dụng với người thường xuyên đe dọa đuổi thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, ép "ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vào ban đêm hoặc lúc trời mưa, bão, gió rét".

Tại dự thảo mới này, Bộ Công an đã rút quy định phạt hành vi mua dâm có tính chất đồi trụy từ 5 đến 10 triệu đồng. Do vậy, chỉ còn lại nội dung phạt người mua dâm từ 500.000 đồng đến một triệu đồng. Nếu mua dâm nhiều người cùng một lúc, tiền phạt tăng thành 2 triệu đồng - 5 triệu đồng. Mức phạt với người bán dâm trong các trường hợp này lần lượt là 100.000 đồng - 300.000 đồng và 300.000 đồng - 500.000 đồng...

Người "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm" hay "dùng vũ lực để bảo vệ" sẽ bị phạt 20 triệu đồng - 30 triệu đồng. Theo tìm hiểu của phóng viên, mức phạt với hành vi mua bán dâm so với quy định hiện hành được áp dụng từ năm 2004 hầu như không thay đổi. 

Theo VnExpress.net


Không có nhận xét nào
Tags:

09 tháng 7, 2013

Tham gia giao thông kiểu người Lào

Đi dọc thủ đô Viêng Chăn nhiều giờ có thể thấy một lưu lượng xe ô tô dày đặc, nhưng không một tiếng còi, không một va chạm. Người Lào tham gia giao thông có ý thức, có văn hóa, đó là thói quen. 


Ảnh minh họa (Nguồn : Internet)


Rất ít ai hiểu được rằng, một đất nước có nền kinh tế thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á nhưng người dân Lào có một điều đặc biệt so với các nước khi tham gia giao thông mà có những nước khác cần phải học tập, cần nhìn đó mà giáo dục thế hệ học sinh và đôi khi cũng phải tự ngẫm với chính mình. Qua cửa khẩu Quốc tế Cầu treo, vượt gần 500 km, chúng tôi đến được Thủ đô Viêng Chăn, đất nước Lào. Điều khác biệt ở nơi đây trên quãng đường dài là không có một CSGT bắn tốc độ xe ô tô chạy quá tốc độ tối đa cho phép, người dân tham gia giao thông dọc trên quốc lộ không có một tiếng còi, họ nhường đường, xi nhan ra hiệu để xin vượt ở những đoạn đường mà họ cảm thấy an toàn cho chính mình và cho người khác đang tham gia giao thông. Theo một người dân bản địa, nếu ai đó cố ý hay vô tình bấm còi thì chắc là có tình huống hết sức nguy hiểm buộc họ phải dùng còi và đôi khi tiếng còi cũng khiến họ thấy xấu hổ. Khi tham gia giao thông ở Thủ đô Viêng Chăn, người điều khiển phương tiện dùng còi sẽ bị CSGT phạt tới 50.000 Kíp, tương đường gần 200.000 đồng tiền Việt Nam, một mức phạt bình thường so với cánh tài xế Việt Nam, nhưng với họ đó là sự xấu hổ đôi khi trở nên lạc lõng. 
.
Điểm khác biệt ở một đất nước đang trong quá trình nâng cao dân trí, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như nước Lào, nhưng bất kỳ người dân nào khi điều khiển phương tiện tới các điểm giao nhau họ đều đứng lại quan sát bên phải, bên trái, đợi tới lúc nào đó các phương tiện khác nhường đường thì họ mới đi. Không chèn ép, lạng lách, đánh võng, đó là một trong những điều khác biệt mà người dân Lào và du khách an tâm khi tham gia giao thông. Cá biệt cũng có những trường hợp tuổi “teen”, đầu nhuộm đỏ au vẫn thấy xuất hiện trên các trục đường, những “quái xế” này đa phần có nguồn gốc xuất thân từ người Việt đi làm thuê tại Lào, họ trở nên lạc lõng với cái lắc đầu chứ không có chuyện người dân vỗ tay, reo hò như những “cơn bão đêm” ở các thành phố lớn trên đất Việt vẫn thường hay có. 
.
Rong ruổi khắp Thủ đô Viêng Chăn nhiều ngày liền để cố ghi lại một hình ảnh ùn tắc giao thông đã rất khó chứ chưa nói việc ghi lại một vụ tai nạn lại càng khó hơn. Người Lào có thói quen, nếu chẳng may va phạm giao thông, họ sẽ tự ý thức được cái sai, rồi chỉ trong chốc lát, phương tiện va chạm được đưa vào lề đường, sau đó hai bên mới gọi CA đến để xử lý, nếu như họ thương lượng không xong. Người dân Lào cho rằng, cái mà họ cần giải quyết ở đây là tránh ùn tắc giao thông và người tham gia giao thông gây tai nạn cũng rất lấy làm hổ thẹn và cũng không có những người dân hiếu kỳ nào tập trung để tìm hiểu nguyên nhân gây nên cảnh ùn tắc. Học sinh Lào được phép tham gia giao thông bằng các loại xe gắn máy. Điều mà các bậc phụ huynh làm được là con cái họ đã ý thức được việc tham gia giao thông, dù không cần đội mũ, không cần còi, nhưng họ biết nhường đường, rẽ ở những nơi cần rẽ, dừng ở những điểm cần dừng, không chen lấn, phóng nhanh, vượt ẩu. 
.
 Một clip về giao thông trong giờ cao điểm tại Vientiane (Nguồn : Youtube)

Ở Lào, hàng năm rất ít xảy ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây chết người. Có lẽ, cái mà mỗi người dân Việt khi đặt chân lên đất Lào có thể tự đặt cầu hỏi là vì sao người Lào lại có được một cái văn minh trong việc tham gia giao thông tốt đến như vậy? Về thể trạng người Lào không cao bằng người của một số quốc gia trong khu vực, nhưng về câu chuyện người Lào mỗi khi điều khiển phương tiện để tham gia giao thông có lẽ một phần bộ phận trong chúng ta phải  học tập. Luật pháp ở mỗi quốc gia có phần khác biệt, nếu chiếu theo pháp luật Việt Nam thì người Lào đã phạm luật khi tham gia giao thông. Nhưng, điều đáng nói ở đây là ý thức, là văn hóa tham gia giao thông của người Lào đáng ca ngợi.


Theo PL&XH
1 nhận xét
Tags:

01 tháng 7, 2013

5 chính sách quan trọng có hiệu lực từ 01/07/2013

Từ tháng 7/2013, một số quy định luật pháp gắn chặt với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình sẽ có hiệu lực, đáng kể như việc đóng thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi mua nhà ở, tăng lương… 

Hơn 2 triệu người không phải nộp thuế
Từ 1/7/2013, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi có hiệu lực. Theo đó, khoảng hơn 2 triệu người đang nộp thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công; từ kinh doanh ở bậc 1, bậc 2 sẽ không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân; người nộp thuế ở bậc 3, bậc 4 cũng được giảm số thuế phải nộp. Theo quy định mới, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm), mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Như vậy, nếu một cá nhân có thu nhập chịu thuế là 16 triệu đồng/tháng, theo Luật hiện hành, cá nhân này sẽ được giảm trừ gia cảnh 7,2 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và 2 người phụ thuộc. Tiền thuế thu nhập cá nhân nộp một tháng là 630.000 đồng, nhưng theo Luật sửa đổi, cá nhân sẽ được được giảm trừ gia cảnh là 16,2 triệu đồng/tháng và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
 
Luật còn nêu rõ, trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
 
Lương cơ sở tăng thêm 100.000 đồng
Tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 10/2012, đề xuất tăng lương tối thiếu thêm 100.000 đồng từ 1/7/2013 đã được thông qua. Lương tối thiểu chi trả từ ngân sách nhà nước sẽ tăng từ 1,05 triệu đồng/tháng hiện nay lên 1,15 triệu đồng/tháng. Tiền hưu trí và trợ cấp xã hội cũng tăng với tỷ lệ tương ứng.
 
Bộ Nội vụ cho biết, kinh phí để thực hiện mức lương cơ sở nói trên sẽ được lấy từ nhiều nguồn ngân sách, trong đó có 10% nguồn tiết kiệm chi thường xuyên theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao năm 2013, 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2013 của các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu riêng và 50% lấy từ nguồn thu tăng ngân sách địa phương. Kinh phí tăng thêm để thực hiện mức lương cơ sở mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là 21.700 tỷ đồng.
 
 Từ 1/7, lương tối thiểu chi trả từ ngân sách là 1.150.000 đồng/tháng.
Nguồn : Internet
 
Ưu đãi thuế để giải quyết nhà ở
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được thông qua với 91,37% đại biểu tán thành và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2014. Riêng quy định về các ưu đãi thuế với nhà ở thì có hiệu lực ngay trong năm 2013. Cụ thể, từ 1/7/2013, thực hiện quy định thuế suất 5% đối với bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở. Ngoài ra, Luật sửa đổi này cũng cho phép giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại là căn hộ hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
 
 Ảnh minh họa - Nguồn : Internet
 
Những thay đổi này được lý giải là nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư có thu nhập trung bình và thấp được tiếp cận với nhà ở xã hội, đồng thời góp phần giảm lượng căn hộ thương mại đang tồn kho, góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho thị trường bất động sản.
 
Hà Nội siết chặt nhập cư nội thành
Luật Thủ đô có hiệu lực từ 1/7/2013 với nhiều quy định chặt hơn để người nhập cư có thể nhập hộ khẩu vào nội thành Hà Nội. Luật giữ nguyên điều kiện đăng ký thường trú như quy định của Luật Cư trú đối với các trường hợp được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, về ở cùng với người thân hoặc trước đây đã từng có hộ khẩu trong nội thành...  Với những trường hợp khác muốn đăng ký thường trú ở nội thành phải có điều kiện tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản cho đăng ký thường trú vào nhà thuê của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê.
 
Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực
Từ 1/7/2013, Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm 6 phần với 12 chương và 142 điều chính thức có hiệu lực. Luật bổ sung hình thức xử phạt mới là đình chỉ hoạt động có thời hạn và quy định áp dụng linh hoạt giữa hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung đối với cùng một hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, về hình thức phạt tiền, Luật đã phân định mức phạt tiền tối thiếu và tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính giữa cá nhân và tổ chức. Theo đó, mức phạt tiền đối với cá nhân là từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức là từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng.
 
Tuy nhiên, một số cơ quan đã không chuẩn bị kịp các nghị định cho kịp thời điểm luật này thực thi. Ví dụ, Bộ Công an xây dựng dự thảo Nghị định “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình” tuy nhiên đã gặp nhiều phản ứng của dư luận vì các quy định thiếu thực tế như xử phạt liên quan đến áo lót, nói tục nơi công cộng, uống rượu, mại dâm… Dự thảo được dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2013 sau đó đã được gỡ khỏi công thông tin điện tử của bộ này.
 
Nguồn : giadinh.net.vn

Không có nhận xét nào
Tags:

28 tháng 6, 2013

Từ 20g tối nay 28/06/2013, xăng tăng thêm 360 đồng/lít

Bộ Tài chính vừa có thông báo từ 20 giờ tối nay 28-6, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được phép tăng giá đồng loạt các mặt hàng từ 305-370 đồng/lít.

Lý do để có điều chỉnh giá như trên, theo Bộ Tài chính là do 
giá thế giới tăng, giảm thất thường - Ảnh: TTO

Cụ thể, đối với mặt hàng xăng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được sử dụng Quỹ bình ổn giá 300 đồng/lít, phần chênh lệch còn lại tăng giá bán tối đa 367 đồng/lít. 

Ngay sau khi nhận được quyết định tăng giá, các doanh nghiệp đã có chung mức tăng với giá xăng tăng 360 đồng/lít, dầu DO 370 đồng/lít, dầu hỏa 300 đồng/lít, còn mazút giữ nguyên mức giá như cũ. 

Theo đó, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã điều chỉnh giá xăng A92 tăng từ 23.750 đồng/lít lên 24.110 đồng/lít; dầu DO từ 21.470 đồng/lít lên 21.840 đồng/lít, còn dầu hỏa 21.300 đồng/lít lên 21.600 đồng/lít.

Theo Bộ Tài chính, lý do để có điều chỉnh giá như trên là do giá thế giới tăng, giảm thất thường tuy nhiên, bình quân 30 ngày gần đây (từ ngày 29-5 đến 27-6) vẫn ở mức cao. Cụ thể: giá xăng RON 92: 114,50 USD/thùng; dầu diezen 0,05S: 118,84 USD/thùng; dầu hỏa: 116,49 USD/thùng, dầu madut 3,5S: 622,42 USD/tấn.

L.THANH
Theo Tuoitre.vn
Không có nhận xét nào
Tags:

Lãi suất hạ đến giới hạn cuối cùng

Ngày 27-6, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cảnh báo việc điều chỉnh chính sách tiền tệ lần này là “đã chạm đến giới hạn cuối cùng”.

Chênh lệch giữa lãi suất huy động VND và USD. Ảnh: T.Đ - Đồ họa: V.C

Chính phủ dành trọn ngày 27-6 của phiên họp thường kỳ tháng 6 để trao đổi với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất. Tuy nhiên, ông Tiến cảnh báo việc điều chỉnh chính sách tiền tệ lần này là “đã chạm đến giới hạn cuối cùng”.

Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn
Thừa nhận “thị trường tín dụng ấm lên nhờ các ngân hàng phối hợp với doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản vay”, nhưng Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho rằng hiện nay các ngân hàng đang dư tiền rất nhiều và doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. “Chúng tôi kiến nghị các ngân hàng cần xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận vốn được nhiều hơn, đầu tư cho sản xuất kinh doanh để vượt qua khó khăn” - ông Quân nói. 

Đây cũng là đề nghị của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: “Giải pháp quan trọng nhất là phải làm sao tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về thị trường, vốn, giải quyết tồn kho, nợ xấu... Nên chăng triển khai các biện pháp kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng trong ngắn hạn”.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh bình luận: “Hiện ngân hàng huy động được nguồn vốn rất lớn nhưng cho vay được lại rất ít, tức là nguồn lực của xã hội đang bị đóng băng ở đó. Chính phủ cần có giải pháp nào đó, đặc biệt là giải quyết vấn đề nợ xấu để doanh nghiệp tiếp cận được vốn”. 

Cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đều kêu rằng doanh nghiệp xây dựng gần như không thể tiếp cận được vốn vay do còn tồn đọng nợ và các tiêu chí khắt khe của ngân hàng.

Đáp lại các ý kiến trên, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Nguyễn Đồng Tiến nói: “Chính sách tiền tệ có giới hạn nhất định, nếu không phối hợp đồng bộ với các giải pháp khác thì cũng khó mang lại kết quả”. 

Về việc giảm nhẹ trần lãi suất, ông Tiến khẳng định: “Điều chỉnh như vậy là đã chạm đến giới hạn cuối cùng. Bởi khống chế lãi suất mức 7% thì cũng đã tương đương với chỉ số lạm phát”. “Chúng tôi cũng nhận thức rằng nhu cầu vốn của doanh nghiệp vẫn còn lớn. Tuy nhiên, do hoạt động của doanh nghiệp khó khăn, ví dụ như lĩnh vực nông nghiệp nhiều doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp thì rất khó hội đủ điều kiện để ngân hàng cho vay” - ông Tiến nói.

Chia sẻ với phó thống đốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay: “Tôi có yêu cầu thống đốc giảm lãi suất phải phù hợp với lạm phát. Chứ giảm mà ngang bằng với lạm phát thì ai người ta đem tiền gửi ngân hàng nữa. Và nếu giảm nữa thì người ta chuyển tiền đồng sang mua đôla, mua vàng. Dư địa để điều chỉnh thêm nữa là khó rồi. Tôi đề nghị tăng dư nợ tín dụng nhưng phải tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực có nhu cầu, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Chúng ta cũng có thể điều chỉnh lại tỉ giá trong biên độ 2-3% nhưng không được giật cục. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm đưa công ty quản lý nợ vào hoạt động trong tháng này để giải quyết vấn đề nợ xấu”.

Nông nghiệp đầy khó khăn
Hụt thu ngân sách ít nhất 65.000 tỉ đồng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết tình hình thu ngân sách sẽ rất khó khăn. Đến tháng 6, chỉ có 3/14 khoản thu đạt dự toán 50% trở lên, 11/14 khoản thu thấp hơn yêu cầu tiến độ dự toán dưới 50%. Nhiều địa phương thu đạt dưới mức dự toán 50%, trong đó có những địa phương trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Khả năng cân đối ngân sách năm nay rất khó khăn, dự báo hụt thu so với dự toán ít nhất là 65.000 tỉ đồng.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết vừa rồi đi tiếp xúc cử tri thì bà con nói rằng sản xuất nông nghiệp được mùa nhưng chưa kịp mừng đã lo hàng nông sản rớt giá. 

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Mai Văn Ninh, sản xuất nông nghiệp đang khó đủ bề: xuất khẩu khó, chăn nuôi khó, trồng trọt khó. Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh cho rằng những khó khăn trong ngành nông nghiệp còn do yếu tố chủ quan trong chỉ đạo, điều hành. 

“Ví dụ gạo, chúng ta xuất khẩu 24 năm mà không có thương hiệu, chúng tôi đề nghị mãi nhưng triển khai rất chậm. Trong sản xuất lúa gạo mình cứ làm tự phát, thiếu chiến lược. Nông dân trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu hên xui” - ông Thạnh nói.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết vấn đề đang đặt ra hiện nay là sản xuất vẫn cao về số lượng nhưng giá lại xuống. Nguyên nhân giá xuống thấp là do giá thế giới xuống thấp, ví dụ như gạo xuống hơn 12%, cà phê xuống 15%... Nhu cầu trong nước cũng giảm nên giá giảm. 

Việc tăng giảm giá nông sản không phải là dài hạn mà thường là ngắn hạn. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nếu bà con điều chỉnh lại, bớt nguồn cung là giá lại tăng ngay. “Thúc đẩy thị trường là một mặt, nhưng quan trọng hơn là phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp, điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất. Những vùng trồng lúa mà không có lợi thì chúng ta khuyên nông dân không nhất thiết phải trồng lúa. Chúng ta vẫn đang phải nhập khẩu ngô thì phải chuyển mạnh từ lúa sang ngô. Rồi phải thay đổi cơ cấu giống” - ông Phát phân tích.

“Phải xem lại quy hoạch ngành nông nghiệp. Ngay cả sản xuất lúa gạo, trước hết là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, còn xuất khẩu có hiệu quả thì tiếp tục, không có hiệu quả thì thôi, chứ không cứ gì mà phải đặt ra mục tiêu chừng này chừng kia” - Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh góp ý. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu triển khai quyết liệt tái cơ cấu trong ngành nông nghiệp. “Mỗi năm chúng ta bỏ hàng tỉ đôla mua ngô, khô đậu về làm thức ăn chăn nuôi. Nếu chúng ta thấy trồng ngô có hiệu quả tốt hơn trồng lúa thì chuyển sang trồng ngô” - Thủ tướng nói.

Không được lơ là với lạm phát
“Lạm phát không còn là nỗi lo lớn” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định khi chỉ số lạm phát (CPI) tăng không đáng kể từ tháng 3 đến nay, CPI tháng 6-2013 so với tháng 12-2012 tăng 2,4% là mức thấp nhất trong 10 năm qua. 

Cùng với chỉ số lạm phát được cải thiện, ông Vinh cũng khẳng định nhiều chỉ số kinh tế đang tốt dần lên: tồn kho giảm dần (trừ ngành thép và một số ngành), số doanh nghiệp phải dừng hoạt động cũng đang giảm dần, số doanh nghiệp dừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động đang tăng lên... 

Theo dự báo của Bộ Kế hoạch - đầu tư, GDP bình quân cả năm sẽ tăng khoảng 5,1-5,15%. 

“Nhưng nếu tình hình khả quan hơn thì hoàn toàn có thể đạt được 5,5%” - ông Vinh nói. Ông cũng đề nghị lạm phát ở mức 7-8% là đẹp, bởi từ nay đến cuối năm sẽ tăng tốc đầu tư cho giao thông, kích cầu, một số mặt hàng như điện, viện phí có thể sẽ tăng...

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói việc triển khai các chủ trương, nghị quyết còn chậm. “Chúng ta làm có cái còn chậm quá. Ví dụ như việc thành lập công ty mua bán nợ thì 6-7 tháng trời mới xong nghị định, bây giờ từ nghị định đến thực hiện cần tiến hành khẩn trương” - Thủ tướng nhấn mạnh. 

Thủ tướng cũng nhận định còn nhiều khó khăn, thách thức trong sáu tháng cuối năm. “Tinh thần là phấn đấu đạt kết quả cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ từ đầu năm đã đặt ra. Chưa đặt ra vấn đề điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ” - Thủ tướng kết luận. Lo lắng về khoản hụt thu ngân sách dự kiến lên đến 65.000 tỉ đồng, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương hết sức tiết kiệm chi, ưu tiên chi những nhiệm vụ bức xúc, còn những cái nào chậm lại được năm sau thì để lại.
LÊ KIÊN
Theo Tuoitre.vn
Không có nhận xét nào
Tags:

26 tháng 6, 2013

Chỉ đạo chặn Facebook của lãnh đạo VNPT

Cộng đồng mạng thời gian qua đã râm ran đến chuyện chặn Facebook tại Việt Nam, và đây là quan điểm của lãnh đạo VNPT - một ông lớn trong ngành viễn thông tại Việt Nam, đã mở màn. Các nhà mạng khác chắc chắn cũng sẽ có những can thiệp.

 
Thôi thì cứ chuẩn bị Backup Facebook đi là vừa... Bây giờ là lúc cần rũ bỏ cái thế giới ảo và trở về cuộc sống trước khi có mạng xã hội!
Không có nhận xét nào
Tags: