30 tháng 7, 2013

Tìm hiểu về lỗ và chuyển lỗ

Thông tin:

Các khoản lỗ không bị phân biệt nguyên nhân tại sao lỗ mà chỉ phân biệt lĩnh vực và hình thức hoạt động phát sinh lỗ, từ đó hạn chế việc bù trừ lỗ cho nhau và áp dụng thuế suất phù hợp sau khi hết lỗ. Những thông tin về lỗ dưới đây hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng việc bù trừ và kết chuyển lỗ để không bị cơ quan Thuế ấn định... lỗ, hoặc đang lỗ bỗng dưng có lãi.

Bù trừ lỗ giữa các Quý
Lỗ - theo định nghĩa tại điểm 1 Mục VII Thông tư 130/2008/TT-BTC là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Khái niệm này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lỗ của mỗi quý, thay vì trước đây lỗ chỉ xác định theo năm tài chính. Trước 2011, lỗ giữa các quý không được bù trừ cho nhau. Từ sau khi có Thông tư 18/2011/TT-BTC, Khoản 4 Điều 1 Thông tư này cho phép "bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo trong cùng năm tài chính".

Dựa theo nguyên tắc chuyển lỗ mới tại Thông tư 18/2011/TT-BTC, Cục Thuế TP. HCM đã trả lời trên Hệ thống đối thoại doanh nghiệp là lỗ của năm trước được kết chuyển ngay cho Quý I của năm sau. Sau khi kết chuyển cho Quý I mà còn lỗ thì tiếp tục kết chuyển cho Quý II, III, IV.
 
Phân biệt lỗ
Các khoản lỗ không bị phân biệt nguyên nhân tại sao lỗ mà chỉ phân biệt lĩnh vực và hình thức hoạt động phát sinh lỗ, từ đó hạn chế việc bù trừ lỗ cho nhau và áp dụng thuế suất phù hợp sau khi hết lỗ. Thông tư130/2008/TT-BTC đề cập và quy định riêng việc bù trừ, chuyển lỗ của các khoản lỗ sau:
• Lỗ từ hoạt động kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi
• Lỗ từ hoạt động kinh doanh không hưởng thuế suất ưu đãi
• Lỗ từ hoạt động kinh doanh bất động sản
• Lỗ từ hoạt động liên doanh, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác
• Lỗ từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Trong số các khoản lỗ nêu trên, lỗ thuộc lĩnh vực bất động sản bị phân biệt một cách rõ rệt. Thông tư130/2008/TT-BTC dành riêng Phần G để quy định việc xác định thu nhập và tính thuế đối với bất động sản, áp dụng chung cho thu nhập thuộc lĩnh vực này, chứ không dành riêng cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Khoản lỗ từ bất động sản chỉ được bù trừ và kết chuyển cho cùng hoạt động này mà không được bù trừ cho bất kỳ hoạt động nào khác. Ngay cả khi một doanh nghiệp không kinh doanh bất động sản nhưng có khoản lỗ do nhượng bán nhà xưởng chẳng hạn thì khoản lỗ này không được bù trừ cho lãi của hoạt động khác ( Công văn số 2863/TCT-KK ngày 16/8/2011 của Tổng cục Thuế )
 
Bù trừ lỗ khi đang hưởng ưu đãi thuế
Theo quy định tại điểm 2.5 Mục I Phần H Thông tư 130/2008/TT-BTC, các khoản lỗ phát sinh từ các hoạt động kinh doanh không có cùng mức thuế suất thuế TNDN được phép bù trừ cho nhau. Phần còn lại (nếu có), sẽ áp dụng mức thuế suất của của hoạt động kinh doanh có lãi.

Ví dụ 1: Công ty XYZ có ngành nghề kinh doanh chính là A, hưởng thuế suất ưu đãi 10%, các ngành nghề khác tạm gọi là B không hưởng thuế suất ưu đãi. Quyết toán thuế TNDN năm 2011, A lỗ 100 triệu nhưng B lãi 150 triệu. Áp dụng nguyên tắc bù trừ lãi lỗ theo điểm 2.5 Mục I Phần H Thông tư 130/2008/TT-BTCdẫn trên, số lỗ của A sẽ bù trừ hết cho B và số lãi của B sẽ còn lại là 50 triệu. Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ này sẽ là 50 triệu * 25% = 12,5 triệu

Ví dụ 2: Tương tự như trường hợp của Ví dụ 1, giả sử kết thúc Quyết toán thuế TNDN năm 2010, Công ty XYZ có số lỗ A là 100 triệu, lỗ của B là 50 triệu. Năm 2011, Công ty XYZ có lãi của A là 50 triệu và lãi của B là 100 triệu. Áp dụng nguyên tắc "kê khai thuế riêng" quy định tại điểm 2.5 Mục I Phần H Thông tư130/2008/TT-BTC, lỗ của A năm trước sẽ bù trừ cho lãi của B năm sau (nếu có); tương tự, B năm trước bù trừ cho B năm sau.

Kết quả bù trừ sẽ như sau:
- A: 100 triệu lỗ - 50 triệu lãi  =   50 triệu lỗ
- B:  50 triệu lỗ  - 200 triệu lãi  = 150 triệu lãi
- Bù trừ lãi lỗ giữa A và B: 150 triệu lãi - 50 triệu lỗ = 100 triệu lãi
- Số thuế phải nộp sẽ áp dụng theo thuế suất của B vì đây là lãi của B: 100 triệu * 25% = 25 triệu
 
Lỗ do góp vốn liên doanh, mở rộng Chi nhánh
Theo hướng dẫn tại điểm 4 Mục VII Phần C Thông tư 130/2008/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp có tham gia góp vốn vào một doanh nghiệp liên doanh khác, sau đó liên doanh này giải thể để lại cho mỗi bên một khoản lỗ thì khoản lỗ này được phép bù trừ vào lãi của các hoạt động khác hoặc kết chuyển lỗ trong vòng 5 năm.

Tuy nhiên, nếu Chi nhánh (hạch toán độc lập) hoặc Công ty con đang hoạt động mà phát sinh lỗ thì khoản lỗ này không  được kết chuyển cho Công ty mẹ. Chỉ sau khi Chi nhánh hoặc Công ty con giải thể, số lỗ còn lại được chấp nhận và hạch toán dưới dạng "chi phí tài chính".
 
Lỗ của dự án đầu tư ra nước ngoài
Thông tư 130/2008/TT-BTC không có hướng dẫn xử lý các khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù có quy định việc tính thuế từ lợi nhuận của các dự án này. Vấn đề lỗ thuộc lĩnh vực này được quy định trong Thông tư số 97/2002/TT-BTC, về sau thay bằng Thông tư 11/2010/TT-BTC .

Theo hướng dẫn tại Công văn số 877/TCT-CS ngày 13/3/2012 của Tổng cục Thuế, "số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài được xử lý hoặc chuyển lỗ theo quy định của nước nhận đầu tư, không được trừ vào số thu nhập phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế TNDN". Nói cách khác, không được kết chuyển lỗ do đầu tư ở nước ngoài vào lãi của hoạt động kinh doanh trong nước. Tham khảo: Điểm 2 Mục II Thông tư số 97/2002/TT-BTC và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 11/2010/TT-BTC .

Tuy nhiên, kể từ ngày 26/8/2011, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 104/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 11/2010/TT-BTC với điều khoản cho phép  "kết chuyển lỗ của dự án đầu tư ra nước ngoài về Công ty mẹ ở Việt Nam nếu dự án được xác nhận là chấm dứt trước hạn và mức chuyển lỗ tối đa không quá mức vốn đăng ký đầu tư theo giấy phép"
 
Bù trừ lỗ khi chuyển lợi nhuận về nước
Nếu như trước đây, theo Thông tư số 124/2004/TT-BTC, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được phép tạm chuyển lợi nhuận về nước theo định kỳ hằng quý hoặc 6 tháng (tức chuyển lợi nhuận trước khi kết chuyển lỗ các năm trước) thì nay theo Thông tư 186/2010/TT-BTC, các doanh nghiệp FDI phải bù trừ hết lỗ mới được chuyển lợi nhuận về nước, thậm chí phải sau khi Quyết toán thuế TNDN đã được kiểm toán. Tham khảo khoản 1, 3 Điều 4 Thông tư số 186/2010/TT-BTC và Công văn số 8620/CT-TTHT ngày 7/10/2011
 
Đừng quên Phụ lục chuyển lỗ
Quyết toán thuế TNDN nếu có phát sinh lỗ thì không cần đăng ký chuyển lỗ với cơ quan Thuế nhưng bắt buộc đính kèm Phụ lục về chuyển lỗ. Phụ lục này thực hiện theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC. Không có Phụ lục này, doanh nghiệp sẽ bị phạt với lý do "hồ sơ khai thuế không đầy đủ". Tham khảo: Công văn số 834/TCT-CS ngày 11/3/2011 của Tổng cục Thuế
Phan Hồ (LVN) 

Tải các văn bản có trong bài viết: 
- Thông tư 130/2008/TT-BTC : Hướng dn thi hành mt s điu ca Lut thuế thu nhp doanh nghip s 14/2008/QH12 và hướng dn thi hành Ngh định s 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 ca Chính ph quy định chi tiết thi hành mt s điu ca Lut thuế thu nhp doanh nghip. 
- Thông tư 18/2011/TT-BTC : Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 
- Công văn số 2863/TCT-KK ngày 16/8/2011 của Tổng cục Thuế V/v Kê khai thuế TNDN 
- Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. (thay thế bằng TT11/2010/TT/BTC)
- Thông tư 11/2010/TT-BTC ngày 19/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Công văn số 877/TCT-CS ngày 13/3/2012 của Tổng cục Thuế v/v chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thông tư 104/2011/TT-BTC ngày 12/07/2011 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2010/TT-BTC ngày 19/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Thông tư 124/2004/TT-BTC ngày 23/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài, có lợi nhuận từ các hình thức đầu tư qui định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư 186/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư. 
- Công văn số 8620/CT-TTHT ngày 07/10/2011 của Cục thuế Tp. HCM về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
- Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ. 
- Công văn 834/TCT-CS ngày 11/03/2011 của Tổng Cục thuế v/v về chuyển lỗ.
Kế toán 7E
Tags:
0 Nhận Xét
G+ Nhận Xét
Nhận Xét

Đăng nhận xét