Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiểm toán. Hiển thị tất cả bài đăng

31 tháng 5, 2014

Tài liệu hướng dẫn thực hiện "Hồ sơ kiểm toán mẫu" - VACPA

(Kế toán 7E) - Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Hồ sơ kiểm toán mẫu do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Dự án "Tăng cường năng lực Hội kiểm toán viên hàng nghề Việt Nam" ban hành theo Quyết định số 1089/QĐ-VACPA ngày 01/10/2014 của Chủ tịch VACPA áp dụng chính thức từ 01/01/2011.
 Tài liệu hướng dẫn thực hiện "Hồ sơ kiểm toán mẫu"

 Mục lục:
Phần I   - Hướng dẫn chung
Phần II - Hướng dẫn chung về giấy tờ làm việc
Phần III - Hướng dẫn sơ bộ về phương pháp kiểm toán và lập Hồ sơ kiểm toán theo CTKT mẫu 
- Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
- Giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Giai đoạn tổng hợp, kết luận và lập báo cáo

Chi tiết tài liệu
Nguồn : Tạp chí Kế toán  - www.tapchiketoan.vn
Không có nhận xét nào
Tags:

05 tháng 10, 2013

Quy định mới về trích khấu hao tài sản cố định


Ngày 25/4/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ), thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009. Điểm nhấn căn bản của Thông tư này thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp là tất cả TSCĐ của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2013 và áp dụng từ năm tài chính 2013.


Tải các văn bản có trong bài viết:
 
Yêu cầu từ thực tiễn

Từ khi có Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, công tác quản lý TSCĐ, đã mang lại nhiều kết quả tích cực, từng bước đưa doanh nghiệp (DN) đi vào nề nếp, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về sử dụng và trích khấu hao TSCĐ do DN quản lý.

Tuy nhiên, trong quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ vẫn cần có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn hiện nay. Ngày 25/4/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu TSCĐ thay thế Thông tư số 203/2009/TT-BTC.

Để thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ tại các DN, yêu cầu đặt ra đối với người quản lý DN nói chung và người làm công tác kế toán nói riêng, ngoài việc nắm vững các quy định hướng dẫn cần hiểu rõ bản chất của các loại tài sản, đặc biệt là TSCĐ.

TSCĐ là tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh của DN; là những tài sản có giá trị lớn, tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh và đã chuyển dần giá trị tài sản vào giá thành sản phẩm. Do đó, DN phải thực hiện trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn và tái tạo TSCĐ mới phục vụ cho kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo.

Tiêu chuẩn, nhận biết TSCĐ hữu hình là những tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được.

Tài sản đó phải thỏa mãn 3 tiêu chuẩn: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; có thời gian sử dụng hơn 1 năm trở lên; nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên.

Trường hợp 1 hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu 1 bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện chức năng hoạt động chính, nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng TSCĐ đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận nếu thỏa mãn 3 tiêu chuẩn nêu trên được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì từng con súc vật, mảnh vườn cây, hoặc cây thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.

Tiêu chuẩn, nhận biết TSCĐ vô hình là mọi khoản chi phí thực tế DN đã chi ra, thỏa mãn đồng thời 3 tiêu chuẩn TSCĐ mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn 3 tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của DN.

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn đồng thời 7 điều kiện: Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; DN dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; DN có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và nguồn lực khác để hoàn tất cả các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.

Một số điểm nhấn cần chú ý

Căn cứ mục đích sử dụng, DN tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau: TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh; TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng DN, DN tự phân loại chi tiết hơn các TSCĐ của DN trong từng nhóm cho phù hợp.

Về nguyên tắc, mọi TSCĐ trong DN phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận, hợp đồng, hoá đơn mua và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, DN phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.

Các chi phí DN chi ra để đầu tư nâng cấp TSCĐ được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ. Tất cả TSCĐ hiện có của DN đều phải trích khấu hao, trừ một số TSCĐ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này. Các khoản chi phí khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập DN thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập DN. DN cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê.

Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn 20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài sản này là thời điểm DN chính thức nhận bàn giao đưa tài sản vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể do DN quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện.

Đối với các DN thực hiện cổ phần hóa, thời điểm trích khấu hao của các TSCĐ nói trên là thời điểm DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần.

Các DN 100% vốn nhà nước thực hiện xác định giá trị DN để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ sách kế toán không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không quá 10 năm. Thời điểm bắt đầu phân bổ vào chi phí là thời điểm DN chính thức chuyển thành công ty cổ phần (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Mọi hoạt động cho thuê, cầm cố, thế chấp, nhượng bán, thanh lý TSCĐ phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành; DN phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường.

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ căn cứ vào giá trị, giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của tài sản tương đương) và thời gian trích khấu hao ban hành tại Phụ lục của Thông tư.

DN chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ một lần đối với một tài sản. Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của DN từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại tại năm quyết định thay đổi. DN tự xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.

Bộ Tài chính cũng quy định 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
i)                    Phương pháp khấu hao đường thẳng;
ii)                  Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; và
iii)              Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, DN tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.

Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà DN đã lựa chọn và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, DN phải giải trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho DN. Mỗi TSCĐ chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấu hao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Như vậy, về cơ bản, Thông tư số 45/2013/TT-BTC mang tính kế thừa Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2012 trở về trước. Tuy nhiên, Thông tư số 45/2013/ TT-BTC đã tạo ra một số điểm nhấn khác biệt sau:

+ Về giá trị của tài sản, Thông tư 45/2013/TT-BTC được xác định từ 30 triệu đồng trở lên. Đối với tài sản là “Quyền sử dụng đất thuê” trước ngày có hiệu lực của Luật Đất đai năm 2003 (ngày 1/7/2004) đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất 5 năm, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

+ Kể từ năm tính thuế 2013, quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đủ hóa đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được trừ theo thời hạn được phép sử dụng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trừ trường hợp quyền sử dụng đất giao thu tiền có thời hạn được trích khấu hao để tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập DN.

+ Chi phí thành lập DN, đào tạo nhân viên, quảng cáo phát sinh trước khi thành lập DN; chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là TSCĐ vô hình được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của DN trong thời gian tối đa không quá 3 năm. Trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi từ DN 100% vốn Nhà nước phải thực hiện phân bổ giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 138/2012/TT-BTC ban hành ngày 20/8/2012.

+ DN tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC và thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện. Phương pháp trích khấu hao áp dụng cho từng TSCĐ phải được thực hiện trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ. Trường hợp thay đổi phương pháp trích khấu hao, DN phải giải trình về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho DN và chỉ được phép thay đổi một lần. DN phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thay đổi.

Ngoài ra, đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, DN đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, DN phải điều chỉnh lại nguyên giá TSCĐ theo giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. DN không phải điều chỉnh lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ sở lấy giá trị quyết toán TSCĐ được phê duyệt trừ (-) số đã trích khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán TSCĐ chia (:) thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ theo quy định.

Đây là nội dung hoàn toàn mới trong quản trị chi phí DN. Trước đây, do Thông tư số 203/2009/ TT-BTC không nêu rõ nên sau khi công trình xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, DN phải điều chỉnh lại chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê duyệt.

Những nội dung sửa đổi và bổ sung nêu trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị chi phí và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN từ năm 2013. Do đó, trong thời gian sắp tới các DN cần chủ động điều chỉnh quy định về quản lý TSCĐ trong đơn vị mình, đồng thời bổ sung, nâng cấp phầm mềm phân hệ kế toán TSCĐ cho phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 6 – 2013

Không có nhận xét nào
Tags:

17 tháng 9, 2013

Nghị định số 105/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập


Tên văn bản
Nghị định số 105/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Số/Ký hiệu
105/2013/NĐ-CP
Ngày ban hành
16/09/2013
Ngày hiệu lực
01/12/2013
Ngày hết hiệu lực

Người ký
Nguyễn Tấn Dũng
Thay thế văn bản

Văn bản hết hiệu lực
 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004; Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/05/2011
Cơ quan ban hành
Chính Phủ
Tệp đính kèm
Tải về

Tải toàn văn Nghị định 105/2013/NĐ-CP
MediaFire : Tại đây
Box : Tại đây
FShare : Tại đây
GDrive : Tại đây


Ngày 16/9/2013, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Nghị định này quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. 


Đối tượng áp dụng bao gồm: cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài vi phạm quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này; người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và những cá nhân, tổ chức khác có liên quan.


Với lĩnh vực kế toán thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 2 năm, còn với lĩnh vực kiểm toán độc lập thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 1 năm.


Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 60.000.000 đồng.


Nghị định nêu rõ, phạt cảnh cáo đối với hành vi ký chứng từ kế toán không đúng với quy định về vị trí chữ ký hoặc các chức danh đối với từng loại chứng từ kế toán; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán; tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi như: lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký; ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký. Với mức phạt từ 20.000.000 đồng tới 30.000.000 đồng đối với các hành vi cụ thể sau: giả mạo, khai man chứng từ kế toán; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán; lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh...


Đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập nghị định này quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 50.000.000 đồng; đối với tổ chức tối đa là 100.000.000 đồng.


Theo Nghị định, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kiểm toán không làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có thay đổi phải điều chỉnh theo quy định; đồng thời mức phạt tiền này cũng áp dụng đối với tổ chức không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện dinh doanh dịch vụ kiểm toán nhưng không làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thay đổi đăng ký kinh doanh gần nhất. Với mức phạt từ 20.000.000 đồng tới 30.000.000 đồng đối với tổ chức không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định nhưng sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi; phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán...


Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013./.

Minh Loan 

Không có nhận xét nào
Tags:

30 tháng 7, 2013

Tìm hiểu về lỗ và chuyển lỗ


Các khoản lỗ không bị phân biệt nguyên nhân tại sao lỗ mà chỉ phân biệt lĩnh vực và hình thức hoạt động phát sinh lỗ, từ đó hạn chế việc bù trừ lỗ cho nhau và áp dụng thuế suất phù hợp sau khi hết lỗ. Những thông tin về lỗ dưới đây hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng việc bù trừ và kết chuyển lỗ để không bị cơ quan Thuế ấn định... lỗ, hoặc đang lỗ bỗng dưng có lãi.

Bù trừ lỗ giữa các Quý
Lỗ - theo định nghĩa tại điểm 1 Mục VII Thông tư 130/2008/TT-BTC là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Khái niệm này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được lỗ của mỗi quý, thay vì trước đây lỗ chỉ xác định theo năm tài chính. Trước 2011, lỗ giữa các quý không được bù trừ cho nhau. Từ sau khi có Thông tư 18/2011/TT-BTC, Khoản 4 Điều 1 Thông tư này cho phép "bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo trong cùng năm tài chính".

Dựa theo nguyên tắc chuyển lỗ mới tại Thông tư 18/2011/TT-BTC, Cục Thuế TP. HCM đã trả lời trên Hệ thống đối thoại doanh nghiệp là lỗ của năm trước được kết chuyển ngay cho Quý I của năm sau. Sau khi kết chuyển cho Quý I mà còn lỗ thì tiếp tục kết chuyển cho Quý II, III, IV.
 
Phân biệt lỗ
Các khoản lỗ không bị phân biệt nguyên nhân tại sao lỗ mà chỉ phân biệt lĩnh vực và hình thức hoạt động phát sinh lỗ, từ đó hạn chế việc bù trừ lỗ cho nhau và áp dụng thuế suất phù hợp sau khi hết lỗ. Thông tư130/2008/TT-BTC đề cập và quy định riêng việc bù trừ, chuyển lỗ của các khoản lỗ sau:
• Lỗ từ hoạt động kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi
• Lỗ từ hoạt động kinh doanh không hưởng thuế suất ưu đãi
• Lỗ từ hoạt động kinh doanh bất động sản
• Lỗ từ hoạt động liên doanh, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác
• Lỗ từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài

Trong số các khoản lỗ nêu trên, lỗ thuộc lĩnh vực bất động sản bị phân biệt một cách rõ rệt. Thông tư130/2008/TT-BTC dành riêng Phần G để quy định việc xác định thu nhập và tính thuế đối với bất động sản, áp dụng chung cho thu nhập thuộc lĩnh vực này, chứ không dành riêng cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Khoản lỗ từ bất động sản chỉ được bù trừ và kết chuyển cho cùng hoạt động này mà không được bù trừ cho bất kỳ hoạt động nào khác. Ngay cả khi một doanh nghiệp không kinh doanh bất động sản nhưng có khoản lỗ do nhượng bán nhà xưởng chẳng hạn thì khoản lỗ này không được bù trừ cho lãi của hoạt động khác ( Công văn số 2863/TCT-KK ngày 16/8/2011 của Tổng cục Thuế )
 
Bù trừ lỗ khi đang hưởng ưu đãi thuế
Theo quy định tại điểm 2.5 Mục I Phần H Thông tư 130/2008/TT-BTC, các khoản lỗ phát sinh từ các hoạt động kinh doanh không có cùng mức thuế suất thuế TNDN được phép bù trừ cho nhau. Phần còn lại (nếu có), sẽ áp dụng mức thuế suất của của hoạt động kinh doanh có lãi.

Ví dụ 1: Công ty XYZ có ngành nghề kinh doanh chính là A, hưởng thuế suất ưu đãi 10%, các ngành nghề khác tạm gọi là B không hưởng thuế suất ưu đãi. Quyết toán thuế TNDN năm 2011, A lỗ 100 triệu nhưng B lãi 150 triệu. Áp dụng nguyên tắc bù trừ lãi lỗ theo điểm 2.5 Mục I Phần H Thông tư 130/2008/TT-BTCdẫn trên, số lỗ của A sẽ bù trừ hết cho B và số lãi của B sẽ còn lại là 50 triệu. Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ này sẽ là 50 triệu * 25% = 12,5 triệu

Ví dụ 2: Tương tự như trường hợp của Ví dụ 1, giả sử kết thúc Quyết toán thuế TNDN năm 2010, Công ty XYZ có số lỗ A là 100 triệu, lỗ của B là 50 triệu. Năm 2011, Công ty XYZ có lãi của A là 50 triệu và lãi của B là 100 triệu. Áp dụng nguyên tắc "kê khai thuế riêng" quy định tại điểm 2.5 Mục I Phần H Thông tư130/2008/TT-BTC, lỗ của A năm trước sẽ bù trừ cho lãi của B năm sau (nếu có); tương tự, B năm trước bù trừ cho B năm sau.

Kết quả bù trừ sẽ như sau:
- A: 100 triệu lỗ - 50 triệu lãi  =   50 triệu lỗ
- B:  50 triệu lỗ  - 200 triệu lãi  = 150 triệu lãi
- Bù trừ lãi lỗ giữa A và B: 150 triệu lãi - 50 triệu lỗ = 100 triệu lãi
- Số thuế phải nộp sẽ áp dụng theo thuế suất của B vì đây là lãi của B: 100 triệu * 25% = 25 triệu
 
Lỗ do góp vốn liên doanh, mở rộng Chi nhánh
Theo hướng dẫn tại điểm 4 Mục VII Phần C Thông tư 130/2008/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp có tham gia góp vốn vào một doanh nghiệp liên doanh khác, sau đó liên doanh này giải thể để lại cho mỗi bên một khoản lỗ thì khoản lỗ này được phép bù trừ vào lãi của các hoạt động khác hoặc kết chuyển lỗ trong vòng 5 năm.

Tuy nhiên, nếu Chi nhánh (hạch toán độc lập) hoặc Công ty con đang hoạt động mà phát sinh lỗ thì khoản lỗ này không  được kết chuyển cho Công ty mẹ. Chỉ sau khi Chi nhánh hoặc Công ty con giải thể, số lỗ còn lại được chấp nhận và hạch toán dưới dạng "chi phí tài chính".
 
Lỗ của dự án đầu tư ra nước ngoài
Thông tư 130/2008/TT-BTC không có hướng dẫn xử lý các khoản lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù có quy định việc tính thuế từ lợi nhuận của các dự án này. Vấn đề lỗ thuộc lĩnh vực này được quy định trong Thông tư số 97/2002/TT-BTC, về sau thay bằng Thông tư 11/2010/TT-BTC .

Theo hướng dẫn tại Công văn số 877/TCT-CS ngày 13/3/2012 của Tổng cục Thuế, "số lỗ phát sinh từ dự án đầu tư ở nước ngoài được xử lý hoặc chuyển lỗ theo quy định của nước nhận đầu tư, không được trừ vào số thu nhập phát sinh của doanh nghiệp trong nước khi tính thuế TNDN". Nói cách khác, không được kết chuyển lỗ do đầu tư ở nước ngoài vào lãi của hoạt động kinh doanh trong nước. Tham khảo: Điểm 2 Mục II Thông tư số 97/2002/TT-BTC và Khoản 3 Điều 4 Thông tư 11/2010/TT-BTC .

Tuy nhiên, kể từ ngày 26/8/2011, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 104/2011/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 11/2010/TT-BTC với điều khoản cho phép  "kết chuyển lỗ của dự án đầu tư ra nước ngoài về Công ty mẹ ở Việt Nam nếu dự án được xác nhận là chấm dứt trước hạn và mức chuyển lỗ tối đa không quá mức vốn đăng ký đầu tư theo giấy phép"
 
Bù trừ lỗ khi chuyển lợi nhuận về nước
Nếu như trước đây, theo Thông tư số 124/2004/TT-BTC, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được phép tạm chuyển lợi nhuận về nước theo định kỳ hằng quý hoặc 6 tháng (tức chuyển lợi nhuận trước khi kết chuyển lỗ các năm trước) thì nay theo Thông tư 186/2010/TT-BTC, các doanh nghiệp FDI phải bù trừ hết lỗ mới được chuyển lợi nhuận về nước, thậm chí phải sau khi Quyết toán thuế TNDN đã được kiểm toán. Tham khảo khoản 1, 3 Điều 4 Thông tư số 186/2010/TT-BTC và Công văn số 8620/CT-TTHT ngày 7/10/2011
 
Đừng quên Phụ lục chuyển lỗ
Quyết toán thuế TNDN nếu có phát sinh lỗ thì không cần đăng ký chuyển lỗ với cơ quan Thuế nhưng bắt buộc đính kèm Phụ lục về chuyển lỗ. Phụ lục này thực hiện theo mẫu số 03-2/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC. Không có Phụ lục này, doanh nghiệp sẽ bị phạt với lý do "hồ sơ khai thuế không đầy đủ". Tham khảo: Công văn số 834/TCT-CS ngày 11/3/2011 của Tổng cục Thuế
Phan Hồ (LVN) 

Tải các văn bản có trong bài viết: 
- Thông tư 130/2008/TT-BTC : Hướng dn thi hành mt s điu ca Lut thuế thu nhp doanh nghip s 14/2008/QH12 và hướng dn thi hành Ngh định s 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 ca Chính ph quy định chi tiết thi hành mt s điu ca Lut thuế thu nhp doanh nghip. 
- Thông tư 18/2011/TT-BTC : Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 
- Công văn số 2863/TCT-KK ngày 16/8/2011 của Tổng cục Thuế V/v Kê khai thuế TNDN 
- Thông tư số 97/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. (thay thế bằng TT11/2010/TT/BTC)
- Thông tư 11/2010/TT-BTC ngày 19/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Công văn số 877/TCT-CS ngày 13/3/2012 của Tổng cục Thuế v/v chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thông tư 104/2011/TT-BTC ngày 12/07/2011 của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2010/TT-BTC ngày 19/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Thông tư 124/2004/TT-BTC ngày 23/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài, có lợi nhuận từ các hình thức đầu tư qui định tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư 186/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư. 
- Công văn số 8620/CT-TTHT ngày 07/10/2011 của Cục thuế Tp. HCM về việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
- Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ. 
- Công văn 834/TCT-CS ngày 11/03/2011 của Tổng Cục thuế v/v về chuyển lỗ.
Không có nhận xét nào
Tags: