17 tháng 9, 2013

Nghị định số 105/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập

Thông tin:

Tên văn bản
Nghị định số 105/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Số/Ký hiệu
105/2013/NĐ-CP
Ngày ban hành
16/09/2013
Ngày hiệu lực
01/12/2013
Ngày hết hiệu lực

Người ký
Nguyễn Tấn Dũng
Thay thế văn bản

Văn bản hết hiệu lực
 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004; Nghị định số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/05/2011
Cơ quan ban hành
Chính Phủ
Tệp đính kèm
Tải về

Tải toàn văn Nghị định 105/2013/NĐ-CP
MediaFire : Tại đây
Box : Tại đây
FShare : Tại đây
GDrive : Tại đây


Ngày 16/9/2013, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Nghị định này quy định chi tiết về hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. 


Đối tượng áp dụng bao gồm: cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài vi phạm quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán độc lập trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này; người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và những cá nhân, tổ chức khác có liên quan.


Với lĩnh vực kế toán thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 2 năm, còn với lĩnh vực kiểm toán độc lập thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 1 năm.


Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kế toán đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 60.000.000 đồng.


Nghị định nêu rõ, phạt cảnh cáo đối với hành vi ký chứng từ kế toán không đúng với quy định về vị trí chữ ký hoặc các chức danh đối với từng loại chứng từ kế toán; phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán; tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi như: lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký; ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký. Với mức phạt từ 20.000.000 đồng tới 30.000.000 đồng đối với các hành vi cụ thể sau: giả mạo, khai man chứng từ kế toán; thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán; lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh...


Đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập nghị định này quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 50.000.000 đồng; đối với tổ chức tối đa là 100.000.000 đồng.


Theo Nghị định, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kiểm toán không làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có thay đổi phải điều chỉnh theo quy định; đồng thời mức phạt tiền này cũng áp dụng đối với tổ chức không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện dinh doanh dịch vụ kiểm toán nhưng không làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thay đổi đăng ký kinh doanh gần nhất. Với mức phạt từ 20.000.000 đồng tới 30.000.000 đồng đối với tổ chức không đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định nhưng sử dụng cụm từ “kiểm toán” trong tên gọi; phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán...


Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013./.

Minh Loan 

Kế toán 7E
Tags:
0 Nhận Xét
G+ Nhận Xét
Nhận Xét

Đăng nhận xét