Hiển thị các bài đăng có nhãn Kê khai GTGT. Hiển thị tất cả bài đăng

06 tháng 2, 2014

Thuế suất thuế GTGT đối với vé máy bay quốc tế



1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng và Khoản 1 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm đ Khoản này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
....
c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.

Từ quy định nêu trên, thuế suất thuế GTGT đối với vé máy bay quốc tế được xác định là mức thuế suất 0%.

 Tham khảo thêm 2 hóa đơn vé máy bay quốc tế sau:

1. Vé của Vietnam Airlines



2. Vé của 1 công ty (Việt Sơn)

Không có nhận xét nào
Tags:

04 tháng 2, 2014

Thời hạn kê khai hóa đơn GTGT năm 2014

 Ảnh minh họa - Nguồn : Báo tuổi trẻ


a. Trước 01/01/2014: Kê khai khấu trừ bổ sung tối đa là 06 (sáu) tháng.
- Căn cứ khoản d điều 12 Luật số 13/2008/QH12 có quy định:
"...
d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, bổ sung tối đa là 6 tháng, kể từ thời điểm phát sinh sai sót.
..."

- Căn cứ khoản 7 điều 14, thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 12/1/2012 có quy định:
"7. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
a) Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế GTGT đầu vào khi kê khai, khấu trừ còn sót hoá đơn chưa kê khai, khấu trừ thì được kê khai, khấu trừ bổ sung; thời gian để kê khai, khấu trừ bổ sung tối đa là 6 (sáu) tháng, kể từ tháng phát sinh hoá đơn bỏ sót, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm b khoản này.
b) Trường hợp cơ sở kinh doanh kê khai sót về số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu (kể cả số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu có chứng từ nộp thuế trước ngày 01/3/2012), số thuế GTGT đầu vào đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thì được kê khai, khấu trừ bổ sung theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hoá đơn GTGT bán hàng hoá, dịch vụ nhưng phát hiện sai sót về thuế GTGT, phải lập hoá đơn điều chỉnh, bổ sung thì thời hạn kê khai khấu trừ, bổ sung thuế GTGT của cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ được tính từ thời điểm lập hoá đơn điều chỉnh, bổ sung."

Trường hợp quá 6 tháng, số thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn này sẽ không được khấu trừ; tuy nhiên, vẫn được tính vào chi phí khi tính thuế TNDN; căn cứ khoản 8 điều 14, thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 12/1/2012 có quy định:
"8. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc vào tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của pháp luật."

b. Từ 01/01/2014: Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã không còn khống chế thời hạn kê khai, khấu trừ bổ sung

Căn cứ khoản 6 điều 1 Luật số 31/2013/QH13 có quy định:
"6. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
 “Điều 12. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;
b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra;
c) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được khấu trừ toàn bộ;
d) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí được khấu trừ toàn bộ;
đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
a) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.”

===> Điểm khác biệt giữa (a) và (b) là phần bôi đỏ "bổ sung tối đa là 6 tháng" , đây cũng là căn cứ để đưa ra nhận định việc bãi bỏ thời gian khống chế kê khai hóa đơn được áp dụng từ năm 2014.

Hệ thống văn bản thuế GTGT hiện hành (nhấp để tải):
3. Nghị định 92/2013/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (có hiệu lực từ 13 tháng 08 năm 2013
4. Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng (hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2014, thay thế các Nghị định 123/2008/NĐ-CP và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP; bãi bỏ khoản 1 điều 4 Nghị định số 92/2013/NĐ-CP)
5. Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 và thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013)

Xem thêm:

13 nhận xét
Tags:

10 tháng 1, 2014

Quà tết từ Cơ quan thuế HTKK 3.2.0 sắp ra mắt

Hiện tại đã xuất hiện bản test của phần mềm Hỗ trợ Kê khai phiên bản mới, viết tắt là HTKK 3.2.0, được cập nhật các mẫu biểu theo thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý Thuế




Khác biệt giữa HTKK 3.1.7 và HTKK 3.2.0


Không có nhận xét nào
Tags:

27 tháng 12, 2013

Công văn số 17963/BTC-TCT ngày 25/12/2013 v/v tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ %



BỘ TÀI CHÍNH

          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
              
Số:17963  /BTC-TCT
V/v tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ%.
                           Hà Nội, ngày 25  tháng 12  năm 2013

           
Kính gửi: Cục thuế các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. Ngày 18/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, trong đó tại điểm 2 Điều 8 quy định:

“Điều 8. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
….
b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”

Căn cứ quy định trên, trong khi chờ Bộ Tài chính ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, Bộ Tài chính hướng dẫn việc tính thuế GTGT theo tỷ lệ % như sau:

1.        Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ %
Doanh thu để tính thuế  giá trị gia tăng (GTGT) là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán hàng bao gồm cả thuế GTGT, các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán thuế, cơ quan thuế xác định doanh thu, tiền thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn xã phường.

Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì không áp dụng tỷ lệ % trên doanh thu.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.

2.        Danh mục ngành nghề tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu
a) Phân phối, cung cấp hàng hoá: tỷ lệ 1%
- Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).
b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 5%
- Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ;
- Dịch vụ cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, cho thuê tài sản và đồ dùng cá nhân khác;
- Dịch vụ cho thuê kho bãi, máy móc, phương tiện vận tải; Bốc xếp hàng hoá và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;
- Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;
- Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;
- Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;
- Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông;
- Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;
- Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;
- Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu;
- Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;
- Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;
- Các dịch vụ khác;
- Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).
c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 3%
- Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;
- Khai thác, chế biến khoáng sản;
- Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;
- Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;
- Dịch vụ ăn uống;
- Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;
- Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).
d) Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ 2%
- Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT  5%; .
- Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT  5%;
- Các hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm a, b,c nêu trên.

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn thực hiện việc tính thuế GTGT theo tỷ lệ %. Bộ Tài chính yêu cầu các Cục thuế khẩn trương tổ chức triển khai, hướng dẫn các Chi cục Thuế và cơ sở kinh doanh thực hiện kịp thời. Trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc báo cáo về Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính để xử lý theo quy định./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Vụ PC-BTC;
- Các Vụ/đơn vị thuộc TCT;
- Lưu: VT, TCT (VT, CC (2b)).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(đã ký)


Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Công văn số 17963/BTC-TCT ngày 25/12/2013 v/v tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ %
Không có nhận xét nào
Tags: