Chuyển lỗ như thế nào?
Thông tin:Hiện nay, khi DN phát sinh lỗ không cần phải đăng ký chuyển lỗ với cơ quan Thuế nhưng bắt buộc phải gửi kèm phụ lục về Chuyển lỗ. Quy định về vấn đề này, tại Thông tư 123/2012/TT-BTC có nêu hướng dẫn:
1. DN sau khi quyết
toán thuế mà bị lỗ thì chuyển số lỗ như thế nào?
Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị
lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của
những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ
năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu
thuế của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức
vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
Ví dụ 1: Năm 2011 DN A có
phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2012 DN A có phát sinh thu nhập chịu thuế là 12
tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2011
là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập chịu thuế năm 2012.
Ví dụ 2: Năm 2011 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2012 DN B có phát
sinh thu nhập chịu thuế là 15 tỷ đồng thì:
+
DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập chịu thuế năm 2012;
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và
chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2011 nêu trên vào các
năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát
sinh lỗ.
2. DN có số lỗ giữa các quý trong cùng 1 năm tài chính thì được bù trừ như thế nào?
- Doanh nghiệp có
số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý
trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập
doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên
tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo
quy định nêu trên.
- Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu
nhập chịu thuế theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ
có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ
trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ
toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
3. Với lĩnh vực Bất động sản, Thông tư có quy
định riêng:
Thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Không áp dụng mức
thuế suất ưu đãi; thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Chương VI
Thông tư này đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Trường hợp hoạt động chuyển nhượng bất động sản bị lỗ thì
khoản lỗ này không được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh và
thu nhập khác mà được chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển
nhượng bất động sản của các năm sau (nếu có). Thời gian chuyển lỗ tối đa
không quá 5 năm liên tục, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
4. Bù trừ lỗ khi
đang hưởng ưu đãi thuế:
Các khoản lỗ phát
sinh từ các hoạt động kinh doanh không có cùng mức thuế suất thuế TNDN được
phép bù trừ cho nhau. Phần còn lại (nếu có), sẽ áp dụng mức thuế suất của của
hoạt động kinh doanh có lãi.
Ví dụ 3: Trong kỳ tính thuế năm 2012, DN A có phát
sinh:
- Lỗ từ hoạt động
sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động
kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 1 tỷ đồng.
- Lãi từ hoạt động
chuyển nhượng chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh)
là 2 tỷ đồng.
Trường hợp này DN A
được lựa chọn bù trừ giữa lỗ từ hoạt động sản xuất phần mềm và lãi từ hoạt động
kinh doanh máy tính hoặc lãi từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán; phần thu
nhập còn lại sẽ nộp thuế TNDN theo thuế suất của phần có thu nhập.
Cụ thể: Bù trừ lỗ 1
tỷ đồng sản xuất phần mềm với lãi 1 tỷ đồng của hoạt động kinh doanh máy tính
hoặc hoạt động chuyển nhượng chứng khoán.
=> DN còn thu
nhập là 2 tỷ đồng và phải nộp thuế TNDN với mức thuế suất 25%
Ví dụ 4: Trong kỳ tính thuế năm 2012, DN B có phát
sinh:
- Lãi từ hoạt động
sản xuất phần mềm được ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng (hoạt động này đang áp dụng
thuế suất thuế TNDN 10%).
- Lãi từ hoạt động
kinh doanh máy tính không thuộc diện ưu đãi thuế là 2 tỷ đồng.
- Lỗ từ hoạt động
kinh doanh chứng khoán (thu nhập khác của hoạt động kinh doanh) là 1 tỷ
Kỳ tính thuế năm
2011, DN B có lỗ từ hoạt động kinh doanh máy tính là 1 tỷ đồng thì khi xác định
thu nhập chịu thuế của năm 2012, DN B phải thực hiện chuyển lỗ như sau:
Cụ thể:
- Bù trừ giữa lãi
và lỗ phát sinh trong năm 2012: doanh nghiệp lựa chọn bù trừ lỗ của hoạt động
kinh doanh chứng khoán vào thu nhập của hoạt động kinh doanh máy tính, hoạt
động kinh doanh máy tính còn lãi là (2 tỷ - 1 tỷ) = 1 tỷ đồng.
- Chuyển lỗ của
hoạt động kinh doanh máy tính năm 2011 để bù trừ với lãi của hoạt động kinh
doanh máy tính năm 2012: (1 tỷ - 1 tỷ = 0 tỷ)
- Kê khai, tính và
nộp thuế TNDN của hoạt động được ưu đãi thuế: 2 tỷ đồng x 10% = 200 triệu đồng
=> Thuế TNDN
phải nộp là: 200 triệu đồng

Đăng nhận xét