B. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp
là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích sinh lời được pháp luật thừa
nhận, được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có từ một chủ
sở hữu trở lên, có tên gọi riêng, có trụ sở giao dịch ổn định.
Đối
với các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần
phải có các yếu tố cần thiết: tư liệu lao động, đối tượng lao động và
sức lao động, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền tệ
nhất định. Do vậy, doanh nghiệp phải hình thành và sử dụng các quỹ tiền
tệ. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình
hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đó.
C. Tài sản của doanh nghiệp
1. Tài sản cố định
Tài
sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu trong doanh nghiệp mà đặc
điểm của chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các
loại tài sản cố định: việc sắp xếp tài sản cố định thành từng loại,
từng nhóm theo những đặc điểm nhất định để thuận tiện cho công tác quản
lý và hạch toán tài sản cố định. Hiện nay tài sản cố định thường được
phân ra theo các đăc trưng sau:
* Theo hình thái biểu hiện: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
* Theo quyền sở hữu: Tài sản cố định tự có và tài sản cố định đi thuê.
* Theo công dụng: Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, tài
sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, tài sản cố định bảo quản hộ.
2. Tài sản lưu động
Tài
sản lưu động là một nguồn tài sản của doanh nhiệp thường có sự quay
vòng nhanh hơn nhiều so với tài sản cố định. Việc quản lý tài sản lưu
động là rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp
Để
thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh, tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản đó là điều kiện không thể
thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh
doanh. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta chú ý đến
việc quản lý việc huy động và luân chuyển của vốn.
D. Các nguồn vốn của một doanh nghiệp:
1.
Vốn chủ sở hữu
Vốn
chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp là khoản đầu tư ban đầu khi thành lập
doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu
tư của ngân sách Nhà nước. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty tnhh,
nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành
công ty. Đối với các Công ty cổ phần,vốn kinh doanh có thể huy động thêm
từ việc phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu
mà chỉ có thể phát hành trái phiếu.
Vốn vay
Ngoài phần vốn tự
có của doanh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan
trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể
đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động
được số vốn lớn, tức thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý
đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp
lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền,
kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế... nếu không
vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp.
2. Vốn chiếm dụng
Vốn
chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một
nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất
phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả
chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả
phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện,
nước,... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số
tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên
vật liệu, điên, máy móc,... để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh
nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy
nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều
hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh
nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất
nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn.
3. Nguồn vốn khác
Nguồn vốn khác: ví dụ lợi nhuận để lại, lương cán bộ công nhân viên chậm thanh toán,....
Đặc điểm, vai trò, nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp
Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp:
* Gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có
các quan hệ tài chính doanh nghiệp đa dạng phát sinh: quan hệ nộp, cấp
phát giữa doanh nghiệp và nhà nước; quan hệ thanh toán với các chủ thể
khác trong xã hội, với người lao động trong doanh nghiệp.
* Sự
vận động của các quỹ tiền tệ, vốn kinh doanh có những nét riêng biệt -
Sự vận động của vốn kinh doanh luôn gắn liền với các yếu tố vật tư và
lao động, ngoài phần tạo lập ban đầu chúng còn được bổ sung từ kết quả
hoạt động kinh doanh, sự vận động của vốn kinh doanh vì mục tiêu lợi
nhuận.
E. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
* Tài chính doanh nghiệp là công cụ huy động đầy đủ và kịp thời các
nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả.
* Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh.
* Tài chính doanh nghiệp là công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
F. Nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp
* Nguyên tắc tôn trọng pháp luật;
* Nguyên tắc hạch toán kinh doanh;
* Nguyên tắc giữ chữ tín;
* Nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro.
G. Hoạt động của tài chính doanh nghiệp
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn kinh doanh:
Vốn
kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản
hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời.
- Đặc trưng của vốn kinh doanh
* Vốn kinh doanh
của doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt, vì nó nhằm phục vụ cho sản
xuất kinh doanh (tức là nhằm mục đích tích lũy);
* Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh;
* Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt tới mục tiêu sinh lời và
luôn thay đổi hình thái biểu hiện, nó vừa tồn tại dưới hình thái vật tư
hoặc tài sản vô hình, nhưng kết thúc vòng tuần hoàn phải là hình thái
tiền.
H. Sự khác nhau giữa tiền và vốn
Tiền chỉ được gọi là vốn kinh doanh khi nó thỏa mãn các điều kiện:
* Tiền phải đại diện cho một lực lượng hàng hóa nhất dhđịnh (phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực);
* Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định, đủ sức để đầu tư cho một dự án kinh doanh;
* Khi đã đủ về số lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.
I. Đầu tư vốn kinh doanh
Căn
cứ vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, vốn đầu tư được đồng nghĩa
với vốn kinh doanh. Đó là số vốn được dùng vào kinh doanh trong một
lĩnh vực nhất định nhằm mục đích sinh lời. Đầu tư vốn kinh doanh là hành
động chủ quan có cân nhắc của người quản lý trong việc bỏ vốn vào một
mục tiêu kinh doanh nào đó với hy vọng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao
trong tương lai. Việc bỏ vốn vào một mục tiêu kinh doanh nào đó nhằm mục
đích thu lợi nhuận, thì được gọi là đầu tư vốn kinh doanh. Thực tế khả
năng sinh lời thường đi đôi với rủi ro, lợi nhuận nhuận càng cao thì rủi
ro càng lớn. Do vậy, nhà đầu tư cần thiết phải lựa chọn hướng đầu tư
thích hợp nhằm còn tránh rủi ro có thể xảy ra - Phương án đầu tư thích
hợp. Cụ thể:
1. Theo phạm vi đầu tư:
* Đầu tư vào bên trong doanh nghiệp:
o Vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra tài sản cố định cho doanh nghiệp;
o Đầu tư vốn lưu động: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ sản xuất, tiền mặt...
* Đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp.
2. Theo mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp:
* Đầu tư cho việc tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp;
* Đầu tư đổi mới sản phẩm;
* Đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ;
* Đầu tư để mở rộng tiêu thụ sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh;
* Đầu tư tài chính ra bên ngoài.
K. Nguồn vốn kinh doanh
1. Vốn chủ sở hữu;
2. Vốn tự bổ sung;
3. Vốn liên doanh;
4. Vốn tín dụng.
L. Sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh
1. Vốn cố định:
* Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.
* Tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp là những tư liệu lao
động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. TSCĐ của doanh nghiệp có
thể chia thành hai loại:
o TSCĐ hữu hình: nhà xưởng,
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... trực tiếp hoặc gián tiếp phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
o TSCĐ vô hình: tài sản không có hình thái vật chất cụ thể (bằng sáng chế, phát minh, bản quyền, phần mềm...).
* Đặc điểm TSCĐ:
o Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ không thay
đổi hình thái hiện vật, nhưng năng lực sản xuất và giá trị của chúng bị
giảm dần - Hao mòn. Có hai loại hao mòn, hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn có liên quan đến giảm giá trị sử dụng
của TSCĐ. Hao mòn vô hình lại liên quan tới việc mất giá của TSCĐ.
o TSCĐ hữu hình thường bị cả hai loại hao mòn hữu hình và vô hình; còn TSCĐ vô hình thì chỉ bị hao mòn vô hình.
* Đặc điểm của vốn cố định:
o Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và
chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn
của TSCĐ.
o Vốn cố định được thu hồi dần từng phần
tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ, đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng,
giá trị của nó được thu hồi về đủ thì vốn cố định mới hoàn thành một
vòng luân chuyển.
* Phương thức bù đắp và quản lý vốn cố định:
o Vốn cố định được thu hồi bằng biện pháp khấu hao -
trích một phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Tiền trích lại đó hình thành
nên quỹ khấu hao.
o Việc quản lý vốn cố định luôn gắn
liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh
nghiệp - Quản lý cả về mặt giá trị (quản lý quỹ khấu hao) và mặt hiện
vật (quản lý theo những tiêu thức khác nhau) TSCĐ của doanh nghiệp.
* Bảo toàn và phát triển vốn cố định:
o Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không chỉ là giữ
nguyên hình thái vật chất mà còn duy trì thường xuyên năng lực sản xuất
ban đầu của nó.
o Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị
là phải duy trì được sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so
với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, tỷ
giá hối đoái, phát triển khoa học - công nghệ.
2. Vốn lưu động:
* Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động
(TSLĐ) của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp.
* TSLĐ của doanh nghiệp là những đối tượng lao động
được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. TSLĐ
của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
o TSLĐ sản xuất: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang...
o TSLĐ lưu thông: sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các
loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước...
* Đặc điểm của vốn lưu động: Đặc điểm của TSLĐ đã chi phối đến đặc
điểm của vốn lưu động. Vốn lưu động chuyển một lần toàn bộ vào giá thành
sản phẩm mới được tạo ra. Vốn lưu động được thu hồi một lần toàn bộ sau
khi bán hàng và thu tiền về; lúc đó kết thúc một vòng tuần hoàn của
vốn.
* Quản lý và sử dụng vốn lưu động: muốn quản lý hiệu
quả vốn lưu động thì phải quản lý trên tất cả các hình thái biểu hiện
của vốn; cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức
khác nhau.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
o Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết
để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên
tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao.
o Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ.
o Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như xử lý các vật
tư ứ đọng, hàng hóa chậm luân chuyển, ngăn chặn chiếm dụng vốn,...
o Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động để có biện pháp điều chỉnh.
3. Vốn đầu tư tài chính:
* Vốn đầu tư tài chính là một bộ phận vốn kinh doanh của doanh
nghiệp được đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lời.
* Hình thức đầu tư tài chính ra bên ngoài: mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp khác, góp vốn liên doanh,...
- Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
- Chi phí sản xuất kinh doanh
Chi
phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các
yếu tố chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
bao gồm chi phí cho việc sản xuất sản phẩm, chi phí tổ chức tiêu thụ
sản phẩm và những khoản tiền thuế gián thu nộp cho nhà nước theo quy
định của pháp luật (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,...).
Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi
phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại
sản phẩm nhất định.
Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp biểu hiện
chi phí cá biệt của doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giữa
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự giống nhau và khác nhau.
* Chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm, nhưng không phải
toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm.
* Chi phí sản xuất và tiêu thụ thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp
đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định.
*
Giá thành sản phẩm chỉ biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản
xuất và tiêu thụ một đơn vị sản phẩm hay một khối lượng sản phẩm.
M. Vai trò quan trọng của giá thành
* Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
* Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp để
kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các
biện pháp tổ chức, kỹ thuật.
* Giá thành là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm.
Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Doanh thu của doanh nghiệp
Doanh
thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được nhờ
đầu tư kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu của doanh
nghiệp bao gồm các khoản sau:
* Doanh thu tiêu thụ sản phẩm - đây là bộ phận chủ yếu trong tổng doanh thu của doanh nghiệp;
* Doanh thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư tài chính;
* Doanh thu khác, như nhượng bán vật tư ứ đọng, các khoản tiền được bồi thường, khoản nợ vắng chủ hay nợ không ai đòi,...
N. Lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi
nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động
của doanh nghiệp mang lại. Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
* Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
* Lợi nhuận từ các hoạt động khác như liên doanh, liên kết;
* Lợi nhuận từ các dịch vụ tài chính.
O. Trình tự phân phối lợi nhuận
* Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước;
* Nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước (nếu có);
* Trả các khoản tiền bị phạt, bồi thường;
* Trả các khoản lỗ;
* Trả lợi tức cổ phiếu, trái phiếu, lợi tức cho các bên tham gia liên doanh, liên kết;
* Bù đắp bảo toàn vốn của doanh nghiệp;
* Trích lập các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp: quỹ đầu tư phát
triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ
khen thưởng và quỹ phúc lợi.